Căn cứ theo bia di tích dựng tại Bến đá Kỳ Cùng, thì đây chính là nơi đưa đón các đoàn sứ Trung Quốc và Việt Nam trong lịch sử bang giao giữa hai nước từ thế kỷ 10 đến thế kỷ 19.
Khoảng năm 1778, Đốc trấn Ngô Thì Sĩ gọi đây là Kỳ Cùng thạch độ, và liệt là một trong 8 cảnh đẹp của trấn lỵ Lạng Sơn (Trấn doanh bát cảnh) [1].
Ngày nay, nơi bến đá ấy chỉ còn lại một ngôi chùa cổ, tên là Diên Khánh Tự (tục gọi là chùa Thành).
Năm 1993, Bến đá Kỳ Cùng đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.
Ảnh
Diên Khánh Tự tại Bến đá Kỳ Cùng.
Bia di tích Bến đá Kỳ Cùng.
Xem thêm
Đền Kỳ Cùng. Đây cũng là một di tích cấp quốc gia (1993), nằm bên tả ngạn sông Kỳ Cùng, và đối diện với Bến đá Kỳ Cùng.
^Theo chú thích của Ngô Thì Sĩ đề ở bài thơ Trấn Doanh bát cảnh, thì 8 cảnh đẹp ấy là: Quán Khách Đoàn Thành, Phố chợ Kỳ Lừa, Chân núi Thành Tâm, Khe suối động Nhị Thanh và Tam Thanh, Thôn xóm Hoành Dương, Chòi canh Dương Lĩnh, Song tiên động (tên cũ là Đại tượng Phật tích) và Bến đá Kỳ Cùng.