Xã Bàn Long có 9,41 km² diện tích và dân số năm 2013 là 8.636 người.[2]
Điều kiện tự nhiên - tài nguyên - nhân lực
Đặc điểm tự nhiên: Diện tích tự nhiên 940,6 ha. Địa bàn xã có sông rạch Gầm chảy qua và hệ thống sông rạch chằng chịt, có đường liên 6 xã đi qua thuận tiện cho giao thông cả đường thủy lẫn đường bộ. Trong năm có hai mùa: mùa mưa và mùa nắng, bão lũ ít khi xảy ra. Đất nông nghiệp chủ yếu do phù sa sông Tiền bồi đắp nên rất hợp cho việc trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế như: vú sữa, sầu riêng, cây có múi,...
Tài nguyên
Đất đai: Diện tích tự nhiên 940,6 ha. Trong đó đất nông nghiệp 806,5 ha, (đất trồng cây nông nghiệp 798,5 ha), đất phi nông nghiệp 118,5 ha.
Mặt nước: Diện tích nuôi trồng thủy sản 8,5 ha, đang sử dụng 8,5 ha chủ yếu là nuôi các loại cá nước ngọt.
Nhân lực: Xã có 6 ấp, có 2.205 hộ, 8.636 khẩu. Số người trong độ tuổi lao động 5.682, lao động trẻ 4.470. Nguồn nhân lực khá dồi dào, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo nghề.
Tổng số hộ: 2.205
Số hộ đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa: 2.081.
Năm 2014: 2.078 hộ
Năm 2015: 2.089 hộ
Năm 2016: 2.090 hộ
Năm 2017: 2.081 hộ.
Hành chính
Xã Bàn Long được chia thành 6 ấp: Long Hoà A, Long Hoà B, Long Thành A, Long Thành B, Long Thạnh, Long Trị.
Lịch sử
Bàn Long thời xưa thuộc 2 xứ Nam Phong, Bắc Bình dưới triều Gia Long thuộc Kiến Lợi, huyện Kiến Đăng, Kiến An, trấn Định Tường. Triều Minh Mạng thuộc Lợi Trường, Kiến Đăng, Kiến An, Định Tường.
Từ ngày 5 tháng 1 năm 1876, gọi là làng, thuộc hạt Tham biện Mỹ Tho.
Ngày 24 tháng 3 năm 1969, thuộc Sầm Giang, cùng tỉnh. Trong kháng chiến chống pháp, xã Bàn Long thuộc Châu Thành, Mỹ Tho, đến giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, xã Bàn Long thuộc huyện Châu Thành Nam, Mỹ Tho.
Năm 1970, xã Bàn Long có diện tích tự nhiên 10,2 km², dân số 385 người.