Nguyên mẫu đầu tiên (7900101), chế tạo tại Irkutsk, bay vào ngày 16 tháng 12-1957, với động cơ phản lực cánh quạt Kuznetsov NK-4, hơn 900 chiếc đã được chế tạo với động cơ AI-20K gồm cả phiên bản dân sự và quân sự, việc sản xuất kết thúc vào năm 1973 tại Liên Xô. An-12BP ("Cub") trở thành mẫu máy bay vận tải và thả lính dù tiêu chuẩn của Hàng không Vận tải Quân sự Xô viết (VTA) từ năm 1959, đến năm 1974, chúng bị những chiếc Il-76 thay thế, nhưng khoảng 170 chiếc vẫn tiếp tục hoạt động trong không quân, cộng với ít nhất 25 chiếc An-12BK/PP/PPS "Cub-A/B/C/D" sửa đổi để tác chiến điện tử trong Hàng không Hải quân và Không quân. Hơn 100 (xuất khẩu 183 chiếc) vẫn được sử dụng trong lực lượng không quân của 9 quốc gia khác; hơn 190 chiếc hoạt động trong khoảng 70 hãng hàng không dân dụng. Công ty Shaanxi Aircraft Company của Trung Quốc đã chế tạo một phiên bản của An-12 mang tên Yunshuji-8 (Y-8). Trong điều kiện hình dạng, kích thước và chức năng, An-12 rất tương đồng với loại LockheedC-130 Hercules của Mỹ. Các máy bay An-12 của quân đội Liên Xô đều có một tháp súng nhỏ ở đuôi để phòng thủ.
Vào thập niên 1960, Trung Quốc đã mua vài chiếc An-12 từ Liên Xô, cùng với giấy phép để lắp ráp máy bay tại Trung Quốc. Tuy nhiên, vì sự kiện Trung-Xô chia rẽ, Liên Xô đã rút hết kỹ thuật viên về nước. Cho đến năm 1974, khi Trung Quốc lắp ráp được một chiếc An-12 đầu tiên và nó đã được đem ra thử nghiệm bay. Công ty Xi'an Aircraft Company (Công ty máy bay Tây An) và Xi'an Aircraft Design Institute (Viện thiết kế máy bay Tây An) đã làm việc để tự sản xuất An-12 tại Trung Quốc.[1]
Năm 1981, phiên bản sao chép An-12 của Trung Quốc, được gọi tên là Yun-8 (hay còn gọi là Yunshuji-8 / Y-8) được đưa vào sản xuất hàng loạt. Từ đó, Y-8 trở thành một trong những máy bay vận tải quân sự và dân sự nổi tiếng, với nhiều phiên bản được sản xuất và xuất khẩu. Mặc dù An-12 không còn được sản xuất ở Nga và Ukraina từ lâu, nhưng Y-8 của Trung Quốc vẫn tiếp tục được nâng cấp và sản xuất. Phiên bản mới nhất là Y-8-F600 là một sản xuất liên doanh giữa Shaanxi Aircraft Company (Công ty máy bay Thiểm Tây), Antonov Aeronautical Scientific-Technical Complex (ASTC - Tổ hợp khoa học-kỹ thuật hàng không Antonov), và Pratt & Whitney Canada. Y-8-F600 được thiết kế lại thân, hệ thống điện tử hàng không của phương tây, động cơ phản lực cánh quạt PW150B với hệ thống cánh quạt R-408 và buồng lái kính 2 người.
Văn hóa đại chúng
Bộ phim năm 2005 Lord of War, nhân vật chính Yuri Orlov, do Nicolas Cage thủ vai, đã sử dụng một chiếc Antonov An-12 để vận chuyển vũ khí. Andrew Niccol, đạo diễn của Lord of War, phát biểu rằng họ thật sự đã dùng một chiếc An-12 của hãng Viktor Bout trong bộ phim.[2]
Tháng 11-2006, những chiếc Antonov An-12 được dùng trong seri chương trình CBS Jericho, phần "RED FLAG" để thả thức ăn Trung Quốc từ trên không và nhu yếu phẩm cho những người ở Jericho Kansas theo sau một loạt những cuộc tấn công khủng bố hạt nhân tại Mỹ.
An-12 cũng xuất hiện trong cuốn sách tựa đề Recoil xuất bản năm 2006 của Andy McNab, trong cuốn sách, An-12 được sử dụng để chở nhân vật hư cấu Nick Stone đến và rời Cộng hòa Dân chủ Congo để cứu bạn gái của anh ta là từ LRA, một nhóm phiến quân.
Các phiên bản
An-12B: Phiên bản vận tải dân sự.
An-12BP: Phiên bản vận tải quân sự.
An-12BK Cub-A: Phiên bản tình báo điện tử.
An-12PP Cub-B: Phiên bản tình báo điện tử.
An-12PPS Cub-C: Phiên bản đối phó điện tử.
An-12 Cub-D: Phiên bản đối phó điện tử.
An-12V:
An-12PS:
Các quốc gia sử dụng
Hiện nay An-12 được sử dụng rộng rãi trong hoạt động vận chuyển hàng hóa, đặc biệt trong khu vực CIS, Châu Phi và tiểu lục địa Ấn Độ.
Ghana: Ghana Airways 1 chiếc An-12 được chuyển giao vào tháng 10-1961, có tên gọi 9G-AZZ. Ngừng hoạt động năm 1962 và quay trở lại Liên Xô năm 1963.[4]
Việt Nam: Trong cuộc chiến tranh biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 1979, Liên Xô đã hỗ trợ cho Việt Nam chuyển quân từ Nam ra Bắc thông qua những chuyến bay An12 này (phi đội máy bay An-12 khoảng 12 chiếc do Liên Xô khẩn cấp đưa sang), các máy bay này hầu hết do phi công Liên Xô lái đã bị sử dụng hết công sức và tốc lực, tận dụng tối đa máy bay để chuyển quân cấp tốc ra Bắc[5]. Sau đợt không vận này, toàn bộ An-12 của Liên Xô được rút về nước.
Thông số kỹ thuật (An-12BP)
Dữ liệu lấy từ Global Aircraft[6], Airliners.net[7]
Đặc điểm riêng
Phi đoàn: 5 (2 phi công, thợ máy, sĩ quan dẫn đường, sĩ quan vô tuyến)
^“Deal With the Devil”. Newsweek. 23 tháng 9 năm 2005. Lưu trữ bản gốc ngày 29 tháng 5 năm 2006. Truy cập ngày 8 tháng 12 năm 2007.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)