Aldebaran

Aldebaran

Vị trí của Aldebaran trong chòm sao Kim Ngưu
Dữ liệu quan sát
Kỷ nguyên J2000.0      Xuân phân J2000.0
Chòm sao Kim Ngưu
Phát âm /ælˈdɛbərən/[1][2]
Xích kinh 04h 35m 55.23907s[3]
Xích vĩ +16° 30′ 33.4885″[3]
Cấp sao biểu kiến (V) 0.86[4] (0.75-0.95)[5]
Các đặc trưng
Giai đoạn tiến hóaSao khổng lồ
Kiểu quang phổK5 III[6]
Cấp sao biểu kiến (J)−2.095[7]
Chỉ mục màu U-B+1.92[4]
Chỉ mục màu B-V+1.44[4]
Kiểu biến quangLB[5]
Trắc lượng học thiên thể
Vận tốc xuyên tâm (Rv)+5426±003[8] km/s
Chuyển động riêng (μ) RA: 6345±084[3] mas/năm
Dec.: −18994±065[3] mas/năm
Thị sai (π)49.97 ± 0.75[9] mas
Khoảng cách65.3 ± 1 ly
(20 ± 0.3 pc)
Cấp sao tuyệt đối (MV)−0641±0034[9]
Chi tiết
Khối lượng15±03[10] M
Bán kính442±09[11] R
Độ sáng518±32[12] L
Hấp dẫn bề mặt (log g)1.59[12] cgs
Nhiệt độ3,910[12] K
Độ kim loại [Fe/H]–0.34[12] dex
Tự quay643 days[13]
Tên gọi khác
87 Tauri, Alpha Tauri, BD+16°629, GJ 171.1, GJ 9159, HD 29139, HIP 21421, HR 1457, SAO 94027
Cơ sở dữ liệu tham chiếu
SIMBADdữ liệu
ARICNSdữ liệu

Aldebaran, định danh Alpha Tauri (α Tauri, tắt Alpha Tau, α Tau) là một sao khổng lồ đỏ cách Mặt Trời 65 năm ánh sáng trong chòm sao hoàng đạo Kim Ngưu. Aldebaran có độ sáng thay đổi từ cấp sao biểu kiến 0,75 xuống 0,95, khiến nó trở thành ngôi sao sáng nhất trong chòm sao, cũng như (thường) là ngôi sao sáng thứ mười bốn trên bầu trời đêm. Nó nằm cách Mặt trời khoảng 65 năm ánh sáng. Ngôi sao nằm dọc theo đường ngắm tới cụm sao mở Hyades gần đó.

Aldebaran là một sao khổng lồ đỏ, nghĩa là nó mát hơn Mặt Trời với nhiệt độ bề mặt là 3.900 K, nhưng bán kính của nó gấp khoảng 44 lần Mặt Trời, do vậy nó có độ sáng gấp hơn 400 lần so với Mặt Trời. Là một ngôi sao khổng lồ, nó đã rời khỏi chuỗi chính trên biểu đồ Hertzsprung–Russell sau khi cạn kiệt nguồn cung cấp hydro trong lõi. Thời gian để Aldebaran tự quay xung quanh mình nó một vòng hết 520 ngày. Aldebaran được cho là có một hành tinh có khối lượng gấp nhiều lần Sao Mộc, được đặt tên là Aldebaran b. Tàu thăm dò hành tinh Pioneer 10 đang hướng về phía ngôi sao và sẽ tiến đến vị trí gần nhất trong khoảng hai triệu năm nữa.

Aldebaran b là một ngoại hành tinh quay quanh Aldebaran. Hành tinh này được phát hiện lần đầu vào năm 1993, nhưng vẫn bị nghi ngờ cho đến năm 2015, khi các nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng có khả năng có một ngoại hành tinh quay quanh Aldebaran, phù hợp với tính toán ban đầu nhưng cũng tương thích với hoạt động của sao. Tuy nhiên, vào năm 2019, dữ liệu mới lại đặt ra nghi ngờ về sự tồn tại của nó. Do vậy, sự tồn tại của hành tinh này vẫn còn đang gây tranh cãi.

Chú thích

  1. ^ “Oxford Dictionary: Aldebaran”. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 6 năm 2015. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2016.
  2. ^ Merriam-Webster: Aldebaran
  3. ^ a b c d Van Leeuwen, F. (2007). “Validation of the new Hipparcos reduction”. Astronomy and Astrophysics. 474 (2): 653. arXiv:0708.1752. Bibcode:2007A&A...474..653V. doi:10.1051/0004-6361:20078357.
  4. ^ a b c Ducati, J. R. (2002). “VizieR Online Data Catalog: Catalogue of Stellar Photometry in Johnson's 11-color system”. CDS/ADC Collection of Electronic Catalogues. 2237: 0. Bibcode:2002yCat.2237....0D.
  5. ^ a b “Query= alf Tau”. General Catalogue of Variable Stars. Centre de Données astronomiques de Strasbourg. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2009.
  6. ^ Gray, R. O.; Corbally, C. J.; Garrison, R. F.; McFadden, M. T.; Bubar, E. J.; McGahee, C. E.; O'Donoghue, A. A.; Knox, E. R. (2006). “Contributions to the Nearby Stars (NStars) Project: Spectroscopy of Stars Earlier than M0 within 40 pc-The Southern Sample”. The Astronomical Journal. 132: 161. arXiv:astro-ph/0603770. Bibcode:2006AJ....132..161G. doi:10.1086/504637.
  7. ^ Cutri, R. M.; Skrutskie, M. F.; Van Dyk, S.; Beichman, C. A.; Carpenter, J. M.; Chester, T.; Cambresy, L.; Evans, T.; Fowler, J.; Gizis, J.; Howard, E.; Huchra, J.; Jarrett, T.; Kopan, E. L.; Kirkpatrick, J. D.; Light, R. M.; Marsh, K. A.; McCallon, H.; Schneider, S.; Stiening, R.; Sykes, M.; Weinberg, M.; Wheaton, W. A.; Wheelock, S.; Zacarias, N. (2003). “VizieR Online Data Catalog: 2MASS All-Sky Catalog of Point Sources (Cutri+ 2003)”. VizieR On-line Data Catalog: II/246. Originally published in: 2003yCat.2246....0C. 2246. Bibcode:2003yCat.2246....0C.
  8. ^ Famaey, B.; Jorissen, A.; Luri, X.; Mayor, M.; Udry, S.; Dejonghe, H.; Turon, C. (2005). “Local kinematics of K and M giants from CORAVEL/Hipparcos/Tycho-2 data. Revisiting the concept of superclusters”. Astronomy and Astrophysics. 430: 165. arXiv:astro-ph/0409579. Bibcode:2005A&A...430..165F. doi:10.1051/0004-6361:20041272.
  9. ^ a b Gatewood, George (tháng 7 năm 2008). “Astrometric Studies of Aldebaran, Arcturus, Vega, the Hyades, and Other Regions”. The Astronomical Journal. 136 (1): 452–460. Bibcode:2008AJ....136..452G. doi:10.1088/0004-6256/136/1/452.
  10. ^ Ohnaka, K. (tháng 5 năm 2013). “Spatially resolved, high-spectral resolution observation of the K giant Aldebaran in the CO first overtone lines with VLTI/AMBER”. Astronomy & Astrophysics. 553: 8. arXiv:1303.4763. Bibcode:2013A&A...553A...3O. doi:10.1051/0004-6361/201321207. A3.
  11. ^ Richichi, A.; Roccatagliata, V. (2005). “Aldebaran's angular diameter: How well do we know it?”. Astronomy & Astrophysics. 433 (1): 305–312. arXiv:astro-ph/0502181. Bibcode:2005A&A...433..305R. doi:10.1051/0004-6361:20041765. We derive an average value of 19.96±0.03 milliarcsec for the uniform disk diameter. The corresponding limb-darkened value is 20.58±0.03 milliarcsec, or 44.2±0.9 R.
  12. ^ a b c d Piau, L; Kervella, P; Dib, S; Hauschildt, P (tháng 2 năm 2011). “Surface convection and red-giant radius measurements”. Astronomy and Astrophysics. 526: A100. arXiv:1010.3649. Bibcode:2011A&A...526A.100P. doi:10.1051/0004-6361/201014442.
  13. ^ Koncewicz, R.; Jordan, C. (tháng 1 năm 2007). “OI line emission in cool stars: calculations using partial redistribution”. Monthly Notices of the Royal Astronomical Society. 374 (1): 220–231. Bibcode:2007MNRAS.374..220K. doi:10.1111/j.1365-2966.2006.11130.x.

Liên kết ngoài