24 tướng Hoài Tây thời Minh sơ

Hai mươi bốn tướng Hoài Tây thời Minh sơ (chữ Hán: 明初淮西二十四将, Minh sơ Hoài Tây nhị thập tứ tướng) là 24 vị mãnh tướng theo phù giúp thủ lĩnh nông dân Chu Nguyên Chương giành được giang sơn, lập ra nhà Minh.[1]

Bối cảnh

Năm Chí Chánh thứ 11 đời Nguyên Thuận Đế (1351), Hàn Sơn Đồng, Lưu Phúc Thông dựng cờ kháng Nguyên, gọi là Quân Khăn Đỏ, Hàn Sơn Đồng tự xưng là Minh vương, khơi mào cho phong trào nông dân lan rộng khắp miền nam Trung Quốc. Năm 1352, Chu Nguyên Chương được lời mời rủ của bạn thân là Thang Hòa, tham gia vào khởi nghĩa Khăn Đỏ dưới trướng Quách Tử Hưng ở Hào Châu[2]. Nhưng lúc này trong thành Hào châu nội bộ nghĩa quân bất hòa, chia thành nhiều phe phái tranh chấp với nhau. Trước tình hình như vậy, Chu Nguyên Chương nhận định rằng nếu cứ tiếp tục ở lại nơi đó thì không thể thực hiện được hoài bão lớn của mình, nên vào đầu năm thứ 14 Chí Chánh (1354) đã rời khỏi Hào châu đi về phía nam, đến vùng Định Viễn, cùng với những người anh em mà mình đã chiêu mộ được như Từ Đạt, Thang Hòa tổng cộng 24 người. Đây cũng là 24 vị tướng đầu tiên theo phù giúp Chu Nguyên Chương, nhiều người trong số họ về sau trở thành những đại tướng góp công lớn trong việc thu phục thiên hạ của họ Chu sau này.[3].

Danh sách

}}

Tranh nghị

Hậu thế có nghi ngờ về danh sách 24 tướng này, đặc biệt là trường hợp Thường Ngộ Xuân là tướng lĩnh lập công lao hàng bậc nhất mà lại không có trong danh sách, trong khi lại xuất hiện nhân vật Trịnh Ngộ Xuân, liệu hai người đó có phải là một. Có người phản bác rằng Thường Ngộ Xuân theo về với Chu Nguyên Chương là năm 1355, muộn hơn 1 năm so với sự kiện dời quân đến Định Viễn, nên nhân vật Trịnh Ngộ Xuân này với Thường Ngộ Xuân vẫn là hai người khác nhau[4].

Tham khảo

  1. ^ Trương Hải Anh,《明初洪武年间地域问题与朝内政治斗争》, 明太祖与凤阳, 2009.
  2. ^ 商传 (2013年3月1日). 《明太祖朱元璋(上)》. 浙江文艺出版社. tr. 29. ISBN 9787533935986. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= (trợ giúp)
  3. ^ Trương Đình Ngọc (nhà Thanh), ·《Minh sư - quyển 1 - Bản kỉ đệ nhất》:时彭, 赵所部暴横, 子兴弱, 太祖度无足与共事, 乃以兵属他将, 独与徐达, 汤和, 费聚等南略定远.
  4. ^ Trương Kiện, 《朱元璋与淮西集团》, 《安徽师范大学学报:人文社会科学版》, 2005.