Vào năm 2005, công ty Đài LoanBenQ đã mua lại các chi nhánh sản xuất-kinh doanh điện thoại từ Siemens và được phép sử dụng thương hiệu này trong vòng 5 năm. Trước thương vụ sáp nhập này, Siemens đã phải chi một số tiền lên tới 250 triệu euro để hỗ trợ cho cho liên doanh mới[1]. Siemens cũng mua lại 2.5% giá trị cổ phiếu từ BenQ với số tiền khoảng 50 triệu euro. Sau đó, BenQ đã đổi tên các sản phẩm điện thoại được chế tạo bởi các công ty Siemens cũ thành BenQ-Siemens. Năm 2006, chi nhánh sản xuất điện thoại tại Đức đã phải phá sản do tình trạng thua lỗ quá nặng[2][3].
1994: Ra mắt Siemens S1, chiếc điện thoại sử dụng công nghệ GSM đầu tiên.
1997: Siemens S10, điện thoại màn hình màu đầu tiên trên thế giới, với 4 màu hiển thị khác nhau (xanh dương, xanh lá cây, đỏ và trắng). Đây còn là chiếc điện thoại "Ngoài trời" đầu tiên với khả năng báo rung, chống bụi và không vào nước.
1999: Siemens SL10, điện thoại dáng trượt đầu tiên.
2003: Ra mắt Siemens SX1, chiếc điện thoại Siemens đầu tiên sử dụng hệ điều hành cho điện thoại Symbian OS. Đây cũng là sản phẩm có khả năng thay nóng thẻ nhớ MultiMediaCard.
2003: Ra mắt Xelibri, chiếc điện thoại đa chức năng và kiểu dáng thời trang.
2005: Công ty BenQ của Đài Loan mua lại Siemens mobile từ Siemens AG.
2006: Chiếc điện thoại mang thương hiệu mới BenQ-Siemens lần đầu tiên được ra mắt.
2006: Chi nhánh sản xuất điện thoại tại Đức bị phá sản.
Điện thoại di động Siemens
Hiện nay, những chiếc điện thoại được chế tạo bởi Siemens từ trước thương vụ sáp nhập đã không còn nhận được sự hỗ trợ chính thức nào. Siemens chỉ duy trì sự hỗ trợ chúng trong một thời gian ngắn sau khi những chi nhánh sản xuất điện thoại của hãng này được giao cho BenQ. Tại một số trang hỗ trợ điện thoại Siemens trên Internet, nhiều trang đã bị gỡ bỏ nội dung.
Siemens A55: monochrome, GSM 900 / GSM 1800, không hỗ trợ: GPRS, USB, IrDA hay Bluetooth. Phần cứng của chiếc điện thoại này tương tự C55 và có thể nâng cấp lên C55 bởi firmware flash.