Đổng Hiền

Đổng Hiền
董賢
Cao An hầu
Tên chữThánh Khanh (聖卿)
Đại tư mã nhà Hán
Nhiệm kỳ
2 TCN - 1 TCN
Quân chủHán Ai Đế
Tiền nhiệmVi Thưởng
Kế nhiệmVương Mãng
Thông tin cá nhân
Sinh
Ngày sinh
22 TCN
Năm Dương Sóc thứ 3
Nơi sinh
Vân Dương, Đại Hán
Mất
Ngày mất
1 TCN
Năm Nguyên Xuân thứ 2
Nơi mất
Trường An, Đại Hán
An nghỉBên cạnh Nghĩa lăng (義陵)
Giới tínhnam
Gia quyến
Thân phụ
Đổng Cung
Anh chị em
Dong Zhaoyi
Người tình
Hán Ai Đế
Chức quanĐại tư mã, Vệ tướng quân
Tước vị[Cao An hầu; 高安侯]
Nghề nghiệpchính khách
Quốc tịchnhà Hán

Đổng Hiền (chữ Hán: 董賢; 22 TCN - 1 TCN), biểu tự Thánh Khanh (聖卿), là một quan viên nhà Tây Hán, nổi tiếng vì là nam sủng của Hán Ai Đế Lưu Hân. Vì được ân sủng, Đổng Hiền từ rất trẻ đã có thể làm đến Đại tư mã kiêm Vệ tướng quân.

Vì không muốn Đổng Hiền tỉnh giấc, Hán Ai Đế cắt đi ống tay áo, điển tích này trở nên cực kỳ nổi tiếng gọi là 「Đoạn tụ; 斷袖, trở thành ví dụ mô tả về đồng tính luyến ái nam trong lịch sử Trung Quốc (dù thực ra chính sử không ghi rõ quan hệ giữa hai người liệu có thực sự là quan hệ đồng tính hay đây chỉ là tình bạn thân thiết).

Tiểu sử

Theo Hán thư ghi lại, Đổng Hiền sinh năm Dương Sóc thứ 3 (22 TCN) thời Hán Thành Đế, là người Vân Dương (雲陽; nay là Hàm Dương thuộc tỉnh Thiểm Tây), cha là Ngự sử Đổng Cung (董恭). Theo ghi nhận, Đổng Hiền tư dung đoan chính thanh nhã, diện mạo nhu mị, vốn là Thái tử Xá nhân khi Hán Ai Đế Lưu Hân còn là Hoàng thái tử[1].

Sau khi Ai Đế lên ngôi, Đổng Hiền tùy theo mà làm Lang quan, là chức vụ truyền gọi giờ giấc dưới điện của Vị Ương cung. Do tư dung mỹ miều, Ai Đế nghe thấy liền tò mò, nói:「"Người ngoài kia là Xá nhân Đổng Hiền chăng?"」, sau đó Đổng Hiền được Ai Đế phong làm Hoàng môn lang, bắt đầu ban ân sủng[2]. Cha Hiền là Cung thụ tước Vân Trung hầu (雲中侯), làm Bá Lăng lệnh, dời lên Quang Lộc đại phu. Ân sủng ngày càng thịnh, thăng làm Phò mã Đô úy kiêm Thị trung, khi ra thì phụ trách Hầu xe[3], vào hầu nhập Ngự tiền Tả hữu, lại được ân thưởng không kể xiết, quyền quý chấn động triều đình[4].

Được ban ân sủng

Khi đó Đổng Hiền hay ngồi chung xe với Ai Đế, tình cảm hết sức khắng khít. Một ngày, Ai Đế cùng Đổng Hiền ngủ ở trên long sàng, Đổng Hiền khi ấy ngủ đè lên ống tay áo của Ai Đế, mà Ai Đế muốn ngồi dậy nhưng sợ Đổng Hiền sẽ tỉnh, nên bèn dùng kiếm cắt đứt đoạn áo mà Đổng Hiền đang nằm lên. Từ đó, cụm từ「"Đoạn tụ"」, miêu tả việc cắt ống tay áo của Ai Đế, trở thành cụm từ ám chỉ đến quan hệ đồng tính nam[5].

Do biết tính cách Ai Đế, Đổng Hiền thường hay hầu bên cạnh mà ít khi xuất cung về nhà, Ai Đế thấy vậy bèn cho vợ của Đổng Hiền cũng vào cung, lại nạp em gái phong làm Đổng Chiêu nghi. Khi đó Đổng Hiền, Đổng Chiêu Nghi cùng vợ Đổng Hiền đều được ban thưởng[6]. Vì chiều Đổng Hiền, Ai Đế phong Đổng Cung lên làm Thiếu phủ, ban tước Quan nội hầu (關內侯), ban thực ấp, sau dời làm đến Vệ úy. Cha vợ của Đổng Hiền thụ phong Tương tác đại tượng, em vợ làm Chấp kim ngô. Sau đó, Ai Đế còn cho cải tạo lại nơi ở cho Đổng Hiền tại Bắc khuyết, kiến trúc hết sức tinh xảo hoa lệ. Đổng Hiền cùng người nhà đều thụ hưởng ban thưởng lớn, trên đầy trân bảo dị vật, dưới thì có kho vũ khí cùng binh khí. Mỗi khi lựa chọn làm đồ cho Ai Đế, đều thường tận tụy làm cho Đổng Hiền với quy cách chỉ thua Thiên tử. Không dừng lại ở đó, Hán Ai Đế còn cho làm mộ sẵn dành cho Đổng Hiền bên cạnh Nghĩa lăng (義陵) - khu lăng mộ dự kiến xây dựng dành cho Ai Đế sau khi qua đời. Trong có Tiện phòng, ngoài có làm đường Kiếu đạo, chu vi mấy dặm, còn thêm cửa khuyết và bình phong trang trí xung quanh rất nhiều[7].

Đại tư mã trẻ tuổi

Hán Ai Đế muốn phong Đổng Hiền tước Hầu, nhưng lệ nhà Hán chỉ phong tước này cho ngoại thích và người có quân công. Khi ấy Đổng Hiền chỉ qua 20 tuổi, không có công trạng to lớn mà đã dần dần chịu sủng thăng quan khiến không ít người gai mắt, nên Hán Ai Đế do dự mãi chưa thấy lý do.

Năm Kiến Bình thứ 4 (3 TCN), tháng 3, Đãi chiếu Tôn Sủng cùng Tức Phu Cung khống cáo Vương hậu của Đông Bình vương Lưu Vân làm chuyện trù yếm, Ai Đế sai Tôn Sủng và Tức Phu Cung thông qua Đổng Hiền mà khống cáo lên, thành công lấy công trạng này gán cho Đổng Hiền, do đó Đổng Hiền lập tức thụ phong Cao An hầu (高安侯), thực ấp 1000 hộ, sau nâng thành 2000 hộ. Thừa tướng Vương Gia bất bình chuyện này, hoài nghi Đông Bình vương vô tội mà đám người Tức Phu Cung vì ân sủng của Ai Đế dành cho Đổng Hiền mà nịnh nọt vu cáo, do đó nhiều lần can gián Ai Đế không quá sủng Đổng Hiền, mắng Hiền là 「Loạn quốc chế độ; 亂國制度」. Cuối cùng Vương Gia bị hạ ngục mà chết[8]. Tháng 8, Ai Đế sai Trung hoàng môn phát binh khí đến chỗ của Đổng Hiền, tổng cộng hết 10 lần[9].

Sau khi Hán Ai Đế kế vị, tổ mẫu Phó Thái hậu và thân mẫu Đinh Cơ đều còn sống, hai nhà họ Phó cùng họ Đinh dần đạt được phú quý quyền thế. Đường đệ của Phó Thái hậu là Phó Hỉ được phong Đại tư mã, quyền phụ chính, do mất lòng Thái hậu mà bị bãi quan. Sau đó cậu của Ai Đế là Đinh Minh nhậm chức Đại tư mã, nhưng có mâu thuẫn ích lợi với Đổng Hiền đang thụ sủng, mà khi Vương Gia chết thì Đinh Minh có đồng tình, nên Ai Đế cố kỵ ông[10]. Hán Ai Đế ngày càng sủng ái Đổng Hiền, muốn phong chức quan trọng cho Hiền nhưng Đinh Minh không thuận, Ai Đế bèn ra chỉ mắng Đinh Minh, lại bãi chức của Minh mà thay bằng Xa Kỵ tướng quân Vi Thưởng, một người cũng xuất thân từ nước Định Đào[11]. Năm Nguyên Thọ nguyên niên (2 TCN), ngày 6 tháng 12 (ÂL)[12], sau khi Vi Thưởng nhậm chức không lâu thì qua đời, Hán Ai Đế chính thức gia phong Đổng Hiền làm Đại tư mã, gia thêm Vệ tướng quân. Sách phong viết:「"Trẫm thừa Thiên Tự, duy kê cổ kiến nhĩ vu Công, dĩ vi Hán phụ. Vãng tất nhĩ tâm, thống tích nguyên nhung, chiết trùng tuy viễn, khuông chính thứ sự, duẫn chấp kỳ trung. Thiên hạ chi chúng, thụ chế vu Trẫm, dĩ tương vi mệnh, dĩ binh vi uy, khả bất thận dữ!"[13].

Lúc ấy Đổng Hiền chỉ 22 tuổi, tuy hàng Tam công nhưng chỉ ở trong điện chấp chính sự vụ, quản Thượng thư, rất nhiều quan lại vì muốn Ai Đế thăng quan tiến chức cho mình mà đều câu thông với Đổng Hiền. Không dừng lại, Đổng Hiền thấy cha mình chưa được liệt vào hàng Cửu khanh, nên điều nhậm làm Quang Lộc đại phu, bổng lộc tăng thành Trung nhị thiên thạch. Em trai Đổng Hiền là Đổng Khoan Tín thay Hiền làm Phò mã Đô úy, nhiều thành viên nhà họ Đổng cũng được cất nhắc lên làm Thị trung, địa vị của nhà họ Đổng vì có Đổng Hiền là ở trên cả hai ngoai thích họ Phó lẫn họ Đinh[14]. Sang năm (1 TCN), tháng giêng, Hung Nô đến chầu, Hán Ai Đế ban yến và triệu kiến Sứ giả, quần thần ở phía trước. Thiền vu của Hung Nô đối với Đổng Hiền có kinh ngạc vì quá trẻ, vì thế dò hỏi phiên dịch vị này là ai mà cũng dự vào hàng này. Hán Ai Đế lệnh cho phiên dịch nói:「"Đại tư mã niên thiếu, dĩ đại hiền cư vị"」. Thiền vu bèn chức mừng Hán triều có hiền thần[15]. Thừa tướng Khổng Quang khi trước là cấp trên của Đổng Cung, đến khi Đổng Hiền làm Đại tư mã thì Khổng Quang làm Đại tư đồ, Ngự sử đại phu Bành Tuyên làm Đại tư không, chính thức xác định Tam công của Hán Ai Đế[16]. Do quyền thế của Đổng Hiền, Khổng Quang rất cung kính, đích thân đến cổng đón vào nhà, không dám dùng lễ ngang hàng tiếp đãi. Hán Ai Đế nghe vậy cất nhắc anh em của Khổng Quang lên làm Gián đại phu rồi Thường thị, cũng từ đó vị thế của Đổng Hiền ngày càng rõ rệt, ngang bằng Thiên tử[17].

Vào lúc đó, ngoại thích họ Vương nhà Thái hoàng thái hậu Vương Chính Quân đã suy sụp, trong triều chỉ có con trai của Bình A hầu Vương ĐàmVương Khứ Tật, làm đến Thị trung kiêm Kỵ đô úy. Hán Ai Đế thấy nhà họ Vương đã đơn bạc nên cũng cho cất nhắc bọn họ, đem em trai của Khứ Tật là Vương Hoành làm Trung thường thị, nhạc phụ của Hoành là Tiêu Hàm thuộc về con cháu của Tiền tướng quân Tiêu Vọng Chi, khi ấy cũng đang ở triều đình. Cha của Đổng Hiền là Đổng Cung rất hâm mộ danh tiếng nhà họ Tiêu, cho nên xin cho Đổng Khoan Tín lấy con gái của Tiêu Hàm, nhưng Tiêu Hàm sợ hãi không dám nhận, nói với Vương Hoành:「"Đổng Công khi thụ phong Đại tư mã, sách văn có nói 『Doãn chấp kỳ trung』, đấy là lời của Nghiêu truyền cho Thuấn, không phải cái chuyện thường dành cho Tam Công. Đám lão thần thấy lời này, không ai không sợ. Cái sự này con gái nhà ta há có thể đảm đương nổi sao?"」. Vương Hoành nghe vậy liền tỉnh ngộ, nên nói với Đổng Cung khéo léo biểu đạt cha vợ không muốn trèo cao. Đổng Cung thở dài nói:「"Nhà ta làm gì phụ lòng thiên hạ, mà thế nhân đều phải khiếp hãi chăng?"」, nói xong cũng buồn bực. Khi ấy trong cung thiết yến, cha con Đổng Hiền cùng anh em nhà Vương Hoành đều hầu rượu, Hán Ai Đế không chút hoang mang mà nói với Đổng Hiền rằng:「"Nếu ta thực sự làm chuyện Nghiêu nhường Thuấn, thì sẽ thế nào?"」. Vương Hoành lập tực nói:「"Thiên hạ là do Cao Hoàng đế giành được, không phải Bệ hạ thực sự thụ hưởng. Đến nay Bệ hạ kế thừa Tông Miếu, nên tích cực phó thác con cháu đời đời, nhiều đời truyền vị mới là đại sự của thiên hạ. Thiên tử không thể tùy ý nói"」. Hán Ai Đế không vui, từ đó Vương Hoành không được hầu yến nữa[18].

Kết cục

Năm Nguyên Xuân thứ 2 (1 TCN), ngày 26 tháng 6 (ÂL), Hán Ai Đế băng hà ở Vị Ương cung[19]. Nhân lúc Hán Ai Đế vừa băng, Thái hoàng thái hậu Vương Chính Quân đến ngay Vị Ương cung, bố trí tử đệ tiến hành đoạt lại triều đình. Trước khi lâm chung, Hán Ai Đế đã cho Đổng Hiền giữ ngọc tỷ truyền quốc, đến đây Thái hoàng thái hậu nghe Vương Hoành kiến nghị, đến ép Đổng Hiền giao ra ngọc tỷ. Đổng Hiền là người phe họ Phó, hơn nữa là nam sủng của Hán Ai Đế, nên bị Vương Chính Quân triệu kiến, hỏi hắn quốc tang nên như thế nào điều hành, Đổng Hiền không thể nói, bèn cởi mũ tạ tội, Thái hoàng thái hậu nói:「"Tân Đô hầu Vương Mãng từng lấy thân phận Đại tư mã mà cử hành lễ tang của Tiên Đế (tức Hiếu Thành Hoàng đế), nếu ngươi chưa biết, ta sẽ triệu hắn vào cung hướng dẫn ngươi"」. Đồng Hiền dập đầu nhận ân. Thái hoàng thái hậu bèn triệu Vương Mãng vào cung, giao lại quyền Đại tư mã, Vương Mãng liền lấy danh nghĩa Thái hoàng thái hậu mà buộc tội Đổng Hiền vào thời điểm Ai Đế bệnh nặng mà lại không đích thân hầu hạ thuốc thang, cấm Đổng Hiền ra vào Tư Mã phủ đại môn trong cung. Đổng Hiền không hiểu vì sao, đến trước điện cởi mũ, đi chân trần tạ tội[20].

Ngày hôm sau, Vương Mãng cầm chiếu tuyên bố:「"Từ khi ngươi vào cung đến nay, âm dương không điều, tai hoạ cũng đến, bình dân bị tội. Tam Công, là phụ thần quan trọng nhất của Thiên tử, mà Cao An hầu Hiền không hiểu đến đạo lý, đảm nhiệm Đại tư mã mà không thể lệnh chúng nhân vừa lòng, không đủ uy đánh bại bọn địch man rợ ở biên cương. Nay thu hồi Ấn tín Đại tư mã, lệnh bãi quan về ở nhà"」. Ngày hôm đó, Đổng Hiền cùng vợ đều tự sát, nhà bọn họ sợ hãi nên đương đêm mai táng[21].

Vương Mãng nghi hoặc Đổng Hiền giả chết, nên thỉnh mở quan tài của Đổng Hiền ra để nghiệm xem. Vương Mãng lại ám chỉ Đại tư đồ Khổng Quang dâng tấu lên Thái hoàng thái hậu, nói:「"Đổng Hiền trời sinh thích nịnh nọt, cùng đám người tà ác bất chính trong cung làm xằng bậy để thụ phong tước Hầu, cha con thay nhau cầm giữ triều chính, anh em cũng chịu sủng ái, tiếp thu ban thưởng quá nhiều, nơi ở xa hoa, mộ phần cùng chế độ dành cho Quân vương không sai biệt, tiêu hao cả trăm triệu tiền, quốc khố do vậy hư không. Cha con ngạo mạn không thuận, tiếp Thiên tử sứ giả mà không quỳ bái, tội ác phi thường rõ ràng. Đổng Hiền tuy tự sát nhận tội, mà cha em trong nhà không hối hận, dùng Chu sa bôi lên quan tài, lấy màu của bốn mùa mà vẽ, bên trái là Thương Long, bên phải là Bạch Hổ, bên trên khảm vàng bạc đá quý, dùng Ngọc y Châu bích khâm liệm, đấy là quy chế chí tôn tột đỉnh. Đám người Đổng Cung này tuy miễn bị tru sát, nhưng không thể lưu lại ở triều đình. Thỉnh đem tài vật thu nạp vào triều đình, những ai dựa vào Đổng Hiền mà có chức thì đều bãi miễn!"」. Sau đó, Đổng Cung cùng anh em của Đổng Hiền đều dời đến quận Hợp Phổ, riêng mẹ của Hiền ở lại quê cũ là Cự Lộc. Triều đình bán đi Đổng thị tài sản tổng cộng có 43 trăm triệu tiền. Sau khi bị khai quan, Đổng Hiền được đưa vào lại quan tài, để lại vào khu mộ phần được định sẵn bên cạnh Hán Ai Đế tại gần Nghĩa lăng[22].

Xem thêm

Chú thích

  1. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 董賢字聖卿,雲陽人也。父恭,爲御史,任賢爲太子舍人。
  2. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 哀帝立,賢隨太子官爲郎。二歲餘,賢傳漏在殿下,爲人美麗自喜,哀帝望見,説其儀貌,識而問之,曰:「是舍人董賢邪?」因引上與語,拜爲黃門郎,由是始幸。
  3. ^ Nguyên văn Tham thừa (參乘), là người phụ trách lái xe cũng như cảnh vệ cho người tôn quý.
  4. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 問及其父爲雲中侯,即日徵爲霸陵令,遷光祿大夫。賢寵愛日甚,爲駙馬都尉侍中,出則參乘,入御左右,旬月間賞賜累巨萬,貴震朝廷。
  5. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 常與上臥起。嘗晝寢,偏藉上袖,上欲起,賢未覺,不欲動賢,乃斷袖而起。
  6. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 其恩愛至此。賢亦性柔和便辟,善爲媚以自固。每賜洗沐,不肯出,常留中視醫藥。上以賢難歸,詔令賢妻得通引籍殿中,止賢廬,若吏妻子居官寺捨。又召賢女弟以爲昭儀,位次皇后,更名其捨爲椒風,以配椒房雲。昭儀及賢與妻旦夕上下,並侍左右。賞賜昭儀及賢妻亦各千萬數。
  7. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 遷賢父爲少府,賜爵關內侯,食邑,復徙爲衛尉。又以賢妻父爲將作大匠,弟爲執金吾。詔將作大匠爲賢起大第北闕下,重殿洞門,木土之功窮極技巧,柱檻衣以綈錦。下至賢家僮僕皆受上賜,及武庫禁兵,上方珍寶。其選物上弟盡在董氏,而乘輿所服乃其副也。及至東園秘器,珠襦玉柙,豫以賜賢,無不備具。又令將作爲賢起塚塋義陵旁,內爲便房,剛柏題湊,外爲徼道,周垣數里,門闕罘罳甚盛。
  8. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 上欲侯賢而未有緣。會待詔孫寵、息夫躬等告東平王雲後謁祠祀祝詛,下有司治,皆伏其辜。上於是令躬、寵爲因賢告東平事者,乃以其功下詔封賢爲高安侯,躬宜陵侯,寵方陽侯,食邑各千戶。頃之,復益封賢二千戶。丞相王嘉內疑東平事冤,甚惡躬等,數諫爭,以賢爲亂國制度,嘉竟坐言事下獄死。
  9. ^ 《資治通鑒·卷三十四》:上使中黃門髮武庫兵,前后十輩,送董賢及上乳母王阿捨。
  10. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 上初即位,祖母傅太后、母丁太后皆在,兩家先貴。傅太后從弟喜先爲大司馬輔政,數諫,失太后指,免官。上舅丁明代爲大司馬,亦任職,頗害賢寵,及丞相王嘉死,明甚憐之。
  11. ^ 《資治通鑑·卷第三十五》: 冬,十一月,壬午,以故定陶太傅、光祿大夫韋賞為大司馬、車騎將軍。己丑,賞卒。
  12. ^ 《資治通鑒·卷第三十五》:十二月,庚子,以侍中、駙馬都尉董賢為大司馬、衛將軍………
  13. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 上浸重賢,欲極其位,而恨明如此,遂冊免明曰:「前東平王雲貪慾上位,祠祭祝詛,雲後舅伍宏以醫待詔,與校秘書郎楊閎結謀反逆,禍甚迫切。賴宗廟神靈,董賢等以聞,咸伏其辜。將軍從弟侍中奉車都尉吳、族父左曹屯騎校尉宣皆知宏及栩丹諸侯王后親,而宣除用丹爲御屬,吳與宏交通厚善,數稱薦宏。宏以附吳得興其噁心,因醫技進,幾危社稷,朕以恭皇后故,不忍有雲。將軍位尊任重,既不能明威立義,折消未萌,又不深疾雲、宏之惡,而懷非君上,阿爲宣、吳,反痛恨雲等揚言爲群下所冤,又親見言伍宏善醫,死可惜也,賢等獲封極幸。嫉妒忠良,非毀有功,於戲傷哉!蓋『君親無將,將而誅之』。是以季友鴆叔牙,《春秋》賢之;趙盾不討賊,謂之弒君。朕閔將軍陷於重刑,故以書飭。將軍遂非不改,復與丞相嘉相比,令嘉有依,得以罔上。有司致法將軍請獄治,朕惟噬膚之恩未忍,其上票騎將軍印綬,罷歸就第。」遂以賢代明爲大司馬衛將軍。冊曰:「朕承天序,惟稽古建爾於公,以爲漢輔。往悉爾心,統辟元戎,折衝綏遠,匡正庶事,允執其中。天下之眾,受制於朕,以將爲命,以兵爲威,可不慎與!」
  14. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 是時,賢年二十二,雖爲三公,常給事中,領尚書,百官因賢奏事。以父恭不宜在卿位,徙爲光祿大夫,秩中二千石。弟寬信代賢爲駙馬都尉。董氏親屬皆侍中諸曹奉朝請,寵在丁、傅之右矣。
  15. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 明年,匈奴單于來朝,宴見,群臣在前。單于怪賢年少,以問譯,上令譯報曰:「大司馬年少,以大賢居位。」單于乃起拜,賀漢得賢臣。
  16. ^ 《資治通鑒·卷第三十五》:五月,甲子,正三公官分職。大司馬、衛將軍董賢為大司馬;丞相孔光為大司徒;彭宣為大司空,封長平侯。
  17. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 初,丞相孔光爲御史大夫,時賢父恭爲御史,事光。及賢爲大司馬,與光並爲三公,上故令賢私過光。光雅恭謹,知上欲尊寵賢,及聞賢當來也,光警戒衣冠出門待,望見賢車乃卻入。賢至中門,光入閣,既下車,乃出拜謁,送迎甚謹,不敢以賓客均敵之禮。賢歸,上聞之喜,立拜光兩兄子爲諫大夫、常侍。賢由是權與人主侔矣。
  18. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 是時,成帝外家王氏衰廢,唯平阿侯譚子去疾,哀帝爲太子時爲庶子得幸,及即位,爲侍中、騎都尉。上以王氏亡在位者,遂用舊恩親近去疾,復進其弟閎爲中常侍,閎妻父蕭咸,前將軍望之子也,久爲郡守,病免,爲中郎將。兄弟並列,賢父恭慕之,欲與結婚姻。閎爲賢弟駙馬都尉寬信求咸女爲婦,咸惶恐不敢當,私謂閎曰:「董公爲大司馬,冊文言『允執其中』,此乃堯禪舜之文,非三公故事,長老見者,莫不心懼。此豈家人子所能堪邪!」閎性有知略,聞咸言,心亦悟,乃還報恭,深達咸自謙薄之意。恭歎曰:「我家何用負天下,而爲人所畏如是!」意不説。後上置酒麒麟殿,賢父子親屬宴飲,王閎兄弟侍中、中常侍皆在側。上有酒所,從容視賢笑,曰「吾欲法堯禪舜,何如?」閎進曰:「天下乃高皇帝天下,非陛下之有也。陛下承宗廟,當傳子孫於亡窮。統業至重,天子亡戲言!」上默然不説,左右皆恐。於是遣閎出,後不得復侍宴。
  19. ^ 《資治通鑒·卷第三十五》: 六月,戊午,帝崩于未央宮。
  20. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 後數月,哀帝崩。太皇太后召大司馬賢,引見東廂,問以喪事調度。賢內憂,不能對,免冠謝。太后曰:「新都侯莽前以大司馬奉送先帝大行,曉習故事,吾令莽佐君。」賢頓首幸甚。太后遣使者召莽。既至,以太后指使尚書劾賢帝病不親醫藥,禁止賢不得入出宮殿司馬中。賢不知所爲,詣闕免冠徒跣謝。
  21. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 莽使謁者以太后詔即闕下冊賢曰:「間者以來,陰陽不調,災害並臻,元元蒙辜。夫三公,鼎足之輔也,高安侯賢未更事理,爲大司馬不合眾心,非所以折衝綏遠也。其收大司馬印綬,罷歸第。」即日賢與妻皆自殺,家惶恐夜葬。
  22. ^ 《漢書·卷九十三·佞倖傳》: 賢第新成,功堅,其外大門無故自壞,賢心惡之。後數月,哀帝崩。太皇太后召大司馬賢,引見東廂,問以喪事調度。賢內憂,不能對,免冠謝。太后曰:「新都侯莽前以大司馬奉送先帝大行,曉習故事,吾令莽佐君。」賢頓首幸甚。太后遣使者召莽。既至,以太后指使尚書劾賢帝病不親醫藥,禁止賢不得入出宮殿司馬中。賢不知所爲,詣闕免冠徒跣謝。莽使謁者以太后詔即闕下冊賢曰:「間者以來,陰陽不調,災害並臻,元元蒙辜。夫三公,鼎足之輔也,高安侯賢未更事理,爲大司馬不合眾心,非所以折衝綏遠也。其收大司馬印綬,罷歸第。」即日賢與妻皆自殺,家惶恐夜葬。莽疑其詐死,有司奏請發賢棺,至獄診視。莽復風大司徒光奏:「賢質性巧佞,翼奸以獲封侯,父子專朝,兄弟並寵,多受賞賜,治第宅,造塚壙,放效無極,不異王制,費以萬萬計,國家爲空虛。父子驕蹇,至不爲使者禮,受賜不拜,罪惡暴著。賢自殺伏辜,死後父恭等不悔過,乃復以沙畫棺四時之色,左蒼龍,右白虎,上著金銀日月,玉衣珠璧以棺,至尊無以加。恭等幸得免於誅,不宜在中土。臣請收沒入財物縣官。諸以賢爲官者皆免。」父恭、弟寬信與家屬徙合浦,母別歸故郡巨鹿。長安中小民言雚嘩,鄉其第哭,幾獲盜之。縣官斥賣董氏財凡四十三萬萬。賢既見發,裸診其屍,因埋獄中。

Tham khảo