Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 20, thường được gọi tắt là Olympia 20 hay O20 là năm thứ 20 của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia dành cho học sinh trung học phổ thông do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Cuộc thi năm thứ 20 được phát sóng trên kênh VTV3 từ ngày 22 tháng 9 năm 2019 và kết thúc với trận chung kết năm được truyền hình trực tiếp vào ngày 20 tháng 9 năm 2020.
Nhà vô địch của năm thứ 20 là Nguyễn Thị Thu Hằng đến từ Trường Trung học phổ thông Kim Sơn A, Ninh Bình.
Luật chơi
Khởi động
Trong vòng 1 phút, mỗi thí sinh khởi động với số lượng câu hỏi không giới hạn thuộc các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, thể thao, nghệ thuật, danh nhân/sự kiện, lĩnh vục khác. Mỗi câu trả lời đúng được 10 điểm, trả lời sai không tính điểm.
Có 4 từ hàng ngang, cũng là 4 gợi ý liên quan đến một chướng ngại vật mà các thí sinh phải đi tìm. Có 1 bức tranh (là một gợi ý quan trọng liên quan đến chướng ngại vật) được chia làm 5 phần: 4 góc tương đương với 4 từ hàng ngang và một ô trung tâm. Ô trung tâm cũng là một câu hỏi, mở được ô này sẽ mở được phần quan trọng nhất của bức tranh.
Mỗi thí sinh có 1 lượt lựa chọn trả lời một trong các từ hàng ngang này. Cả bốn thí sinh cùng trả lời câu hỏi bằng máy tính trong thời gian 15 giây. Trả lời đúng mỗi từ hàng ngang, thí sinh được 10 điểm. Ngoài việc mở được từ hàng ngang nếu trả lời đúng, một góc của hình ảnh được đánh số tương ứng với từ hàng ngang cũng được mở ra.
Thí sinh có thể bấm chuông trả lời chướng ngại vật bất cứ lúc nào. Trả lời đúng chướng ngại vật trong từ hàng ngang đầu tiên được 80 điểm, trong từ hàng ngang thứ 2 được 60 điểm, trong từ hàng ngang thứ 3 được 40 điểm, trong từ hàng ngang thứ 4 được 20 điểm.
Sau 4 từ hàng ngang, câu hỏi thứ 5 sẽ hiện ra ở phần trung tâm của bức tranh. Đáp án của câu hỏi này là gợi ý cuối cùng của chương trình. Trả lời đúng câu hỏi thứ 5 này, thí sinh được 10 điểm. Sau đó, các thí sinh có 15 giây cuối cùng để đưa ra câu trả lời cho chướng ngai vật, trả lời đúng được 10 điểm. Nếu trả lời sai chướng ngại vật, thí sinh sẽ bị loại khỏi phần chơi này.[2]
Điểm tối đa cho phần thi này là 90 điểm.
Tăng tốc
Có 4 câu hỏi, mỗi câu các thí sinh có 30 giây để trả lời bằng máy tính. Thí sinh trả lời đúng và nhanh nhất được 40 điểm, đúng và nhanh thứ 2 được 30 điểm, đúng và nhanh thứ 3 được 20 điểm, đúng và nhanh thứ 4 được 10 điểm.
3 loại câu hỏi được sử dụng trong phần thi này:
1 câu hỏi IQ (câu số 1): Các dạng câu hỏi ở loịa này rất rộng, bao gồm tìm số khác trong dãy số, tìm hình khác nhất so với các hình đã cho, tìm quy luật để điền hình đúng, giải mật mã,...
1 câu hỏi sắp xếp/lọc/quan sát hình ảnh (câu số 3): Thí sinh phải sắp xếp các bức ảnh theo một trật tự nhất định, hoặc lọc các bức ảnh tương ứng với các đáp án A, B, C, D, E... phù hợp với nội dung câu hỏ,i hoặc xem hình ảnh gợi ý về một sự vật và đoán sự vật đó.
2 câu hỏi dữ kiện (câu số 2 và 4): Các bức ảnh, dữ kiện được đưa ra theo thứ tự ngày càng chi tiết. Bằng các gợi ý này, thí sinh phải trả lời các câu hỏi như: "Đây là ai", "Đây là địa danh nào", "Đây là loài vật nào"...[2]
Về đích
Có 3 mức điểm: 10 điểm, 20 điểm và 30 điểm, mỗi mức điểm gồm 3 câu hỏi. Thời gian suy nghĩ và trả lời cho câu hỏi 10 điểm là 10 giây, câu 20 điểm là 15 giây và câu 30 điểm là 20 giây.
Thí sinh có 1 lượt lựa chọn 3 câu hỏi tùy ý. Thí sinh đang trả lời gói câu hỏi của mình phải đưa ra câu trả lời trong thời gian quy định của chương trình. Trả lời đúng sẽ ghi được điểm của câu hỏi. Nếu thí sinh trả lời sai hoặc không trả lời được câu hỏi thì chỉ một người nhấn chuông nhanh nhất trong vòng 5 giây giành được quyền trả lời. Trả lời đúng sẽ giành được điểm của câu hỏi đó từ thí sinh đang thi, trả lời sai sẽ bị trừ đi một nửa số điểm của câu hỏi.
Thí sinh có quyền được đặt ngôi sao hy vọng một lần trước bất kỳ câu hỏi nào. Trả lời đúng được gấp đôi số điểm, trả lời sai bị trừ đi số điểm của câu hỏi.[2]
Dẫn chương trình tại các điểm cầu: Trần Quang Minh (điểm cầu Quảng Trị), Trần Hồng Ngọc (điểm cầu Đắk Lắk), Bùi Mai Trang (điểm cầu Ninh Bình), Nguyễn Hoàng Linh (điểm cầu Hà Nội).
^ abNguyễn Xuân Huy chiến thắng Hoàng Anh Quân ở câu hỏi phụ thứ 3 trong trận Tháng 1 Quý 1. Sau đó Hoàng Anh Quân bước vào loạt câu hỏi phụ với thí sinh về nhì trận Tháng 3 Quý 1 là Trần Minh Triết để tranh suất nhì cao nhất vào cuộc thi Quý 1.
^“CHƯƠNG TRÌNH ĐƯỜNG LÊN ĐỈNH OLYMPIA”. Olympia.vtv.vn. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 6 tháng 9 năm 2015. ...Đài Truyền hình Việt Nam đã hợp tác cùng công ty điện tử LG Việt Nam nghiên cứu sản xuất một chương trình mới cho khán giả trẻ...
^ abcd“Luật chơi”. Olympia.vtv.vn. Lưu trữ bản gốc ngày 7 tháng 9 năm 2015. Truy cập ngày 12 tháng 8 năm 2015.