Đôn phi Uông thị (chữ Hán: 惇妃汪氏, 27 tháng 3 năm 1746 - 6 tháng 3 năm 1806), Chính Bạch kỳ Bao y, là một phi tần rất được sủng ái[cần dẫn nguồn] vào thời kì vãn niên của Thanh Cao Tông Càn Long Hoàng đế. Bà là mẹ của Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa, vị công chúa được Càn Long Đế sủng ái thời kỳ sau.
Tiểu sử
Thuở đầu nhập cung
Đôn phi Uông thị sinh vào ngày 6 tháng 3 (âm lịch) năm Càn Long thứ 11 (1746), xuất thân Bao y thuộc Chính Bạch kỳ[1]. Tổ phụ là Tái Tất Đồ (賽必圖), cha của bà là Đô thống Tứ Cách (四格), đương khi ấy làm Tổng quản ở Nội vụ phủ. Trong nhà bà còn có người anh em là Ba Ninh A (巴寧阿).
Năm Càn Long thứ 29 (1764), ngày 18 tháng 10, Uông thị được phong là Vĩnh Thường tại (永常在). Căn cứ theo xuất thân Chính Bạch kỳ Bao y, Uông thị chỉ có thể tham gia Nội vụ phủ tuyển tú thường niên mà trở thành Cung nữ tử, sau đó mới được sủng hạnh thăng làm phi tần. Do tư liệu thiếu hụt, đến nay vẫn không rõ Uông thị có được dạy quy củ ở Nội đình chủ vị hay không.
Năm Càn Long thứ 33 (1768), căn cứ theo Thiêm giảm để đương (添減底檔) ghi lại, vào ngày 8 tháng 6 (âm lịch), Vĩnh Thường tại Uông thị từng được tấn làm Quý nhân. Năm thứ 36 (1771), ngày 27 tháng 1, Vĩnh Thường tại Uông thị phục phong Quý nhân, đại biểu rằng Uông thị trong vòng 3 năm có thể đã bị hàng vị, nguyên nhân không rõ. Căn cứ theo Viên Minh viên hồ sơ (圓明園檔案), vào ngày 9 tháng 6 cùng năm, có ghi lại ban thưởng cho "Vĩnh Thường tại", có thể thấy Uông thị phục vị chưa được quá 5 tháng lại bị giáng làm Thường tại.
Cuối cùng sang ngày 10 tháng 10 cùng năm, chiếu tấn Đôn tần (惇嬪). Trước mắt không rõ Uông thị là từ Vĩnh Thường tại thăng Tần, hay phục làm Quý nhân rồi mới thăng lên. Theo Hồng xưng thông dụng, "Đôn" của Uông thị có Mãn văn là 「Jingji」, có nghĩa là "ổn trọng". Ngày 28 tháng 11, lấy Hiệp Bạn đại học sĩ Hình bộ Thượng thư Quan Bảo (官保) làm Chính sứ, Lễ bộ Thị lang Đức Phúc (德福) làm Phó sứ, hành Đôn tần sách phong lễ[2].
Đắc sủng phong Phi
Năm thứ 39 (1774), tháng 9, lại thăng Đôn phi (惇妃). Tháng 11 cùng năm, lấy Đại học sĩ Thư Hách Đức (舒赫德) làm Chính sứ, Lý Phiên viện Thượng thư thự Lễ bộ Thượng thư Tố Nhĩ Nột (素尔讷) làm Phó sứ, hành Đôn phi sách phong lễ[3].
Sau khi làm lễ, khiển quan viên đến tế cáo Thái miếu, Phụng Tiên điện việc sách phong Đôn phi[4]. Việc này cho thấy ân sủng của Uông thị, năm đó chỉ có một mình bà sách phong, lại chỉ ở vị trí Phi mà hưởng tế cáo Thái miếu và Phụng Tiên điện, một loại lễ tế mà Càn Long Đế chỉ cử hành khi sách phong Quý phi[cần dẫn nguồn]. Theo sử kí ghi lại, Đôn phi khi ấy là chủ vị Dực Khôn cung, khi Hòa Thạc Hòa Khác Công chúa mất, con gái duy nhất của công chúa là Đại cách cách được đưa vào Dực Khôn cung giao cho Đôn phi nuôi dưỡng. Ngoài ra, Đôn phi từ khi đắc sủng thường xuyên bên cạnh Càn Long Đế, như việc bà được ở trong Đông nhĩ phòng của Dưỡng Tâm điện - nơi thường chỉ dành cho Hoàng hậu. Theo biểu hiện, thời gian Đôn phi đi theo Càn Long Đế tương đối thường xuyên, than dùng không theo phân lệ cố định mà tùy lạnh hoặc nóng mà điều chỉnh thích hợp[5].
Năm Càn Long thứ 40 (1775), ngày 3 tháng 1 (âm lịch), Đôn phi Uông thị đã hạ sinh Thập công chúa - con gái út của Càn Long Đế, tức Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa. Càn Long Đế rất yêu thương công chúa. Cùng năm áy tháng 8, đại phu Trần Thế Quan chẩn bệnh Đôn phi mang thai. Năm thứ 41 (1776), ngày 22 tháng 4 (âm lịch), Hiệp bạn Đại học sĩ Anh Liêm (英廉) dẫn xem mạch cho Đôn phi cùng Thuận phi. Ngày 28 tháng 4, đại phu Trần Thế Quan cùng La Hành thỉnh Đôn phi đã mang thai đủ tháng, nhưng hỉ mạch không sung thịnh. Đến ngày 28 tháng 5 cùng năm, xác định Đôn phi không mang thai.
Thất sủng cuối đời
Năm Càn Long thứ 43 (1778), Đôn phi Uông thị đã đánh đập một cách nặng nề Cung nữ tử chỉ vì một sai lầm nhỏ và người Cung nữ tử này đã chết vì vết thương quá nặng[6]. Giết người là một tội rất nghiêm trọng đối với luật pháp nhà Thanh, mà Cung nữ tử đều xuất thân Thượng tam kỳ Bao y, có luật pháp bảo hộ, nên Đôn phi Uông thị cũng bị trừng phạt rất nặng vì việc này. Tuy nhiên, tính đến Cố Luân Hòa Hiếu Công chúa sẽ bị ảnh hưởng nếu mẹ công chúa bị trừng phạt, cho nên Càn Long Đế đã giáng chức Uông thị xuống là Đôn tần. Thủ lĩnh thái giám Dực Khôn cung là Quách Tiến Trung (郭进忠) cùng Lưu Lương Nhân (刘良因) bị phạt thuế ruộng 2 năm, hai vị Tổng quản thái giám do không trình báo lên Hoàng đế cũng theo đó bị phạt thuế ruộng. Không dừng lại ở đó, Uông thị cũng bị buộc bồi thường cho gia đình của người hầu với 100 lượng bạc[7].
Năm Càn Long thứ 45 (1780), Uông thị đã phục hồi lại phong hiệu của mình là Đôn phi, tuy nhiên đã bị Càn Long Đế ghẻ lạnh. Năm Càn Long thứ 49 (1784), tháng giêng, có quan viên tấu thúc phụ của Đôn phi đã 「"Đánh chết chồng của vú nuôi Trịnh Lưu thị là Trịnh Vinh, còn đem thục nữ có chồng nạp làm thiếp"」. Cùng năm tháng 5, Dực Khôn cung có Cung nữ tử tự vẫn, nhưng do Càn Long Đế đang trai giới nên Tổng quản thái giám không dám bẩm báo. Tháng 10 cùng năm, lại có một Cung nữ tử tại Dực Khôn cung bị đánh trọng thương. Những năm về sau, Càn Long Đế dần cắt giảm các ban ân trong thọ thần của Đôn phi. Như thọ thần năm Càn Long thứ 50 (1785), khi Đôn phi được 40 tuổi, Càn Long Đế hạ chỉ dựa theo quy củ vốn có trong cung về sinh nhật của tước Phi, không gia ân gì thêm. Hay như thọ thần năm thứ 60 (1795), năm đó Đôn phi đã 50 tuổi, Càn Long Đế cũng quyết định thoái vị, ban cho 300 lượng làm mừng. Ấn trong cung quy củ, chủ vị một cung thời Càn Long qua 40 tuổi đã có [Chỉnh thọ; 整壽]. Khi Chỉnh thọ, Hoàng đế đều sẽ thưởng thêm một lượng lớn vật phẩm, kèm theo ngân lượng cũng tăng hơn hẳn ngày thường. Nhưng Đôn phi từ khi được tứ tuần 40 tuổi, mãi đến khi Càn Long Đế thoái vị đều án theo quy cách bình thường mà làm. Bởi vậy ân sủng của Đôn phi sau vụ ẩu đả Cung nữ tử thì liên tục bị cắt giảm, có thể thấy được sự kiêng kỵ của Càn Long Đế dành cho bà, dù Hoàng đế đã phục lại tước Phi cho bà.
Năm Gia Khánh nguyên niên (1796), tháng 11, Đôn phi chậm trễ thỉnh an Thái thượng hoàng, bị ra chỉ trách cứ:「"Đôn phi chậm trễ thỉnh an, lệ thưởng hằng năm 200 thỏi bạc cũng miễn đi!"」. Năm Gia Khánh thứ 11 (1806), ngày 17 tháng 1 (tức ngày 6 tháng 3 dương lịch), Đôn phi Uông thị qua đời, hưởng thọ 60 tuổi. Năm sau (1807), ngày 3 tháng 11 (âm lịch), bà được mai táng tại Phi viên tẩm của Dụ lăng, Thanh Đông lăng.
Trong văn hóa đại chúng
Trong tiểu thuyết Hậu cung Như Ý truyện của Lưu Liễm Tử, có xuất hiện nhân vật [Uông Phù Chỉ; 汪芙芷]. Tuy nhiên, Uông Phù Chỉ xuất hiện sau khi nhân vật chính Như Ý (tức Kế hoàng hậu) qua đời vào năm Càn Long thứ 31. Dù thực tế, Đôn phi Uông thị đã trở thành Thường tại vào năm Càn Long thứ 29.
Khi tiểu thuyết được chuyển thể thành phim, diễn viên Khương Thụy Giai được công bố là người đảm nhiệm nhân vật Đôn phi Uông Phù Chỉ. Tuy nhiên sau đó, kịch bản phim có sự thay đổi, nhân vật Đôn phi đã được lược bỏ khỏi phim.
Xem thêm
Chú thích
- ^ 《钦定八旗通志》 - 汪氏:汪继图正白旗包衣旗鼓人世居渖阳地方任员外郎兼佐领,其侄四格(惇妃之父)任员外郎兼佐领,田格任三等侍卫,永保任郎中兼佐领,汪国弼镶白旗包衣管领下人世居铁岭地方任内阁侍读学士。
- ^ 《清高宗实录》- 乾隆晋封永贵人汪氏为惇嫔册文:命协办大学士刑部尚书官保。为正使礼部侍郎德福、为副使。持节册封汪氏为惇嫔。册文曰。朕惟备六宫而修内职。分理紫廷。资九御以佐壸仪。扬芬彤管。恩纶式焕。宠锡斯彰。尔贵人汪氏。毓质柔嘉。禔躬端淑。迓百祥于椒殿。芳范无违。庆多福于萱庭。慈颜有喜。兹奉皇太后慈谕。封尔为惇嫔。尚其玉齍克赞。照令德之攸崇。褕翟增华。受隆恩之永被。钦哉
- ^ 《清高宗实录》- 乾隆晋封惇嫔汪氏为惇妃册文:命大学士舒赫德为正使理藩院尚书署礼部尚书素尔讷为副使。持节册封惇嫔汪氏为惇妃。册文曰、朕惟褕衣列职。分内治于彤扉。镂简宣恩晋荣称于紫掖。爰加锡命用备彝章。尔惇嫔汪氏、夙协芳规。早膺德选。娴兰宫之礼教。聿着壸仪。庆萱幄之纯禧。能承慈眷。自褒封之既具。徵敬事之无愆。兹奉皇太后慈谕册封尔为惇妃。尔其益懋柔嘉。荷鸿庥而克副。弥彰淑慎。被象服以增辉。钦哉。
- ^ 《皇朝文獻通考》 - 三十九年十一月乙丑
冊封惇妃遣官祭告太廟後殿奉先殿
- ^ 《内務府造辦處總匯》: 乾隆五十八年九月二十七日傳旨:養心殿東耳房之東次間係惇妃娘娘炕一鋪,於本日即薰用木柴六斤,自今日起以後看天氣涼暖薰用木柴,不拘斤數。其餘耳房、圍房炕七鋪仍照舊例於十一月初一日起至次年二月初一日停止,每鋪每日用柴十斤,以為定例。欽此。
- ^ 《清史稿》卷二百十四.列傳一.后妃傳.高宗惇妃.
- ^ 乾隆对惇妃殴毙宫女事件的处理:谕诸皇子、及军机大臣等、昨惇妃、将伊宫内使唤女子。责处致毙。事属骇见。尔等想应闻知。前此妃嫔内。间有气性不好。痛殴婢女。致令情急轻生者。虽为主位之人。不宜过于很虐。而死者究系窘迫自戕。然一经奏闻。无不量其情节惩治。从未有妃嫔将使女毒殴立毙之事。今惇妃此案。若不从重办理。于情法未为平允。且不足使备位宫闱之人。咸知警畏。况满汉大臣官员。将家奴不依法决罚、殴责立毙者。皆系按其情事。分别议处。重则革职。轻则降调。定例森然。朕岂肯稍存歧视。惇妃、即着降封为嫔。以示惩儆。并令妃嫔等、嗣后当引以为戒。母蹈覆辙。自干重戾。朕办理此事。准情酌理。惟协于公当。恐外间无识之徒。或有窃以为过重者。不知朕心已觉从宽。事关人命。其得罪本属不轻。第念其曾有公主。故量从未减耳。若就案情而论。即将伊位号摈黜。亦岂得为过当乎。朕临御四十三年以来。从不肯有溺爱徇情之事。尔众皇子、及众大臣、皆所深知。即如惇嫔、平日受朕恩眷较优。今既有过犯。即不能复为曲宥。且不特此也。如大臣等办理事务。今日有善。即从而眷遇。明日有过。即予以训饬。如其有心干犯。私过亦即严惩。祸福悉视其人之自取。丝毫不设成见。且不肯存某事必须某人办理之心。如大学士鄂尔泰、张廷玉、大学士公傅恒、协办大学士公兆惠、皆在左右襄赞机务。伊等既逝。未尝无承办政事之大臣。又如尚书张照、汪由敦、大学士梁诗正、刘纶、皆在内廷经理笔墨。伊等病殁。亦未尝无接办文墨之词臣。此外皆可类推。若为人君。不能见及于此。何以抚驭天下。董率群臣乎。此即为君难之一端也。诸皇子各有福晋格格。家庭之事。当法朕于宫闱。不稍溺爱徇情。其下亦有官员太监。即可以小喻大。当法朕于臣工。不稍专恃偏护。家国一理。事可相通。诸皇子、可不知所遵守乎。至若纵性滥刑。虐殴奴婢。不但福晋格格等不宜有。即诸皇子亦当切戒。且如朕为天下主。掌生杀之权。从未尝有任一时之气。将阉竖辈立毙杖下。诸皇子岂不知之。从前小太监胡世杰、如意等、在朕前常有惹气之事。不过予以薄惩。杖责二十。极多亦不过四十者。诸皇子当遵朕此谕。咸知效法。倘或管教不严。及自行任性毒殴。致死奴婢者。朕一有所闻。必不轻恕。所有惇嫔此案。本宫之首领太监郭进忠、刘良、获罪甚重。着革去顶带。并罚钱粮二年。其总管太监。亦难辞咎。除桂元、在奏事处。萧云鹏、兼司茶膳房。每日在御前伺候。不能复至宫内稽查。伊二人着免其议罪。其王成、王忠、王承义、郑玉柱、赵德胜、专司内庭。今惇嫔殴毙使女。伊等不能豫为劝阻。所司何事。着各罚钱粮一年。但其事究因惇嫔波累。着将伊等应罚钱粮。于各名下扣罚一半。其一半、亦着惇嫔代为缴完。所有殴毙之女子。并着惇嫔罚出银一百两。给其父母殓埋。此案虽系小事。朕一秉大公至正。与综理庶务无异。亦可恍然咸喻朕意矣。将此旨交总管内务府大臣。传谕内府诸人知之。并着缮录一通。交尚书房、敬事房、存记。令诸皇子共知警省。永远遵奉。
Tham khảo